Địa điểm

Phòng trưng bày chuyên đề Tầng 1, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam - Số 1 Tràng Tiền, Hà Nội

Thời gian

Mở cửa mỗi ngày 8:00 AM

Thông tin

Thông tin từ nhà tổ chức:

Đến với trưng bày, công chúng có cơ hội được thưởng lãm gần 100 tài liệu, hiện vật đồ gỗ sơn thếp, trong đó có những hiện vật độc đáo, quý hiếm lần đầu tiên được ra mắt. Các hiện vật được giới thiệu có niên đại thời Lê, Nguyễn (thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XX), giai đoạn phát triển rực rỡ của nghề làm đồ sơn và sơn son thếp vàng. Những hiện vật đưa ra trưng bày khá phong phú và đa dạng về kiểu dáng, hoa văn trang trí với kỹ thuật chế tác riêng, được lựa chọn từ bộ sưu tập đồ gỗ sơn thếp đã được Bảo tàng Lịch sử quốc gia nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, bảo quản trong nhiều năm qua.

Trưng bày Nét vàng son – Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng được thể hiện theo dạng tổ hợp – nhóm các hiện vật liên quan trong các không gian thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng kết hợp trưng bày theo loại hình, kiểu dáng, chức năng. Các hiện vật là tượng thờ gồm: tượng Tam Thế phật, tượng phật A Di Đà, tượng Quan Âm, tượng Thích ca sơ sinh, tượng tổ Bồ Đề Đạt Ma, tượng Hậu… Các hiện vật là đồ thờ như: hương án, khám thờ, ngai thờ, sập thờ, bài vị, hộp đựng sắc phong, bình, lọ hoa, lỗ bộ, hoành phi câu đối… Ngoài ra, trưng bày cũng giới thiệu một số hình ảnh liên quan đến nghề làm đồ sơn son thếp vàng.

Với nét chạm khắc tinh xảo, sắc đỏ của sơn, ánh sáng của vàng cùng những đề tài trang trí sinh động mang ý nghĩa tốt lành, cao quý, đồ gỗ sơn thếp được gắn với những nơi tôn nghiêm, trang trọng chốn cung đình hay nơi thờ tự và trở thành những tác phẩm nghệ thuật, những vật quý giá, linh thiêng… Đồ gỗ sơn thếp không chỉ thể hiện quan niệm nhân sinh, tư duy thẩm mỹ, bàn tay tài hoa của cha ông mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử, nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, …

 

No automatic alt text available.

Tượng Phật tam thế- Tượng bằng gỗ sơn thếp - Triều Nguyễn , thế kỉ XIX- XX.

 

Bài vị làm bằng gỗ sơn son thếp vàng, hiện vật thời Nguyễn, thế kỉ XIX-XX. Hiện vật sẽ được trưng bày ở bảo tàng trong buổi trưng bày sắp tới.

 

Tượng thờ bằng gỗ sơn thếp- Triều Nguyễn- Thế kỷ XIX​.

 

Giờ mở cửa

Sáng: Từ 8:00 đến 12:00

Chiều: Từ 13:30 đến 17:00

Hệ thống trưng bày mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày thứ Hai tuần đầu tiên của tháng. Nếu các ngày nghỉ Lễ trong năm trùng vào ngày thứ Hai, hệ thống trưng bày vẫn mở cửa phục vụ khách tham quan

* Ghi chú: Lịch mở cửa hệ thống trưng bày vào dịp Tết âm lịch, Bảo tàng sẽ có thông báo riêng.

 

Vé vào cửa

Áp dụng mức thu phí vào cổng tham quan hai khu vực trưng bày của Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại số 1, Tràng Tiền (Phần trưng bày Lịch sử Việt Nam giai đoạn cổ - trung đại) và 216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Phần trưng bày Lịch sử Việt Nam giai đoạn cận - hiện đại), cụ thể:

1. Đối với người lớn: 40.000đ/lượt/người

2. Đối với sinh viên, học sinh, học viên các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề: 15.000đ/người/vé.

3. Đối với trẻ em, học sinh từ 6 đến dưới 16 tuổi: 10.000đ/người/vé.

4. Không thu phí tham quan đối vối những trường hợp sau:

- Trẻ em dưới 6 tuổi;

- Người khuyết tật đặc biệt nặng, theo quy định hiện hành.

5. Giảm 50% mức phí tham quan cho các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người cao tuổi, người khuyết tật nặng, theo quy định hiện hành.

 

Dịch vụ khác

- Liên hệ hướng dẫn tham quan:

- Điện thoại: (84-4) 38241384

- E-mail: trungbay@baotanglichsu.vn

- Lệ phí chụp ảnh: 15.000 VNĐ/ máy

- Lệ phí quay phim:

+ Quay phim lưu niệm: 30.000 VNĐ/ máy

+ Quay phim tư liệu: 400.000 VNĐ/ máy

 

Nội quy tham quan bảo tàng

1. Mua vé tại phòng bán vé và xuất trình tại bàn trực

2. Tham quan tập thể vào ngày nghỉ xin liên hệ với Phòng Giáo dục, Công chúng

3. Yêu cầu hướng dẫn, xin gặp trực ban tại bàn trực chuyên môn

4. Quý khách muốn quay phim, chụp ảnh lấy tư liệu mua vé tại Phòng bán vé

5. Quý khách cần giải đáp hoặc góp ý xin mời đến bàn trực chuyên môn, hoặc ghi vào sổ góp ý

6. Không được mang vào nhà trưng bày: vũ khí, chất cháy, nổ, chất độc. Hành lý xin gửi tại bàn trực cửa (trừ tiền và đồ trang sức)

7. Giữ vệ sinh chung, không hút thuốc, ăn uống và gây ồn hoặc động chạm vào hiện vật, thiết bị trưng bày

 

Sơ đồ vị trí

 

Phương tiện đến Bảo tàng:

Có 3 tuyến ô tô buýt số 2, số 3 và số 4 có bến đỗ gần Bảo tàng Lịch sử quốc gia

- Tuyến số 2: Bác Cổ - Ba La: xuống xe tại bến Trần Khánh Dư hoặc Tràng Tiền cách Bảo tàng khoảng 5 phút đi bộ.

- Tuyến số 3: Bến xe Giáp Bát - Bến xe Gia Lâm: Xuống xe tại bến đỗ cuối đường Phan Chu Trinh cách bảo tàng 50m (xuất phát tại bến Giáp Bát) hoặc tại bến đầu phố Tràng Tiền ngay cửa Bảo tàng (xuất phát từ bến Gia Lâm)

- Tuyến số 4: Long Biên - Lĩnh Nam: Xuống xe tại bến đỗ đường Lê Thánh Tông (xuất phát từ Long Biên) cách Bảo tàng 100m hoặc tại bến đỗ phố Phan Chu Trinh (xuất phát từ Lĩnh Nam).

Bộ kit

Đơn vị tổ chức

 

Giờ mở cửa: Sáng: 8h00 - 12h00, Chiều: 13h30 - 17h tất cả các ngày trong tuần từ Thứ hai đến Chủ nhật, trừ Thứ 2 tuần đầu tiên của tháng
 

{{ e('comment') }} ({{ totalComments }})

Avatar Default avatar
FB avatar
{{ comment.name }}
{{ timeAgo(comment.created_at) }}
{{ comment.content }}
Close

{{ defaultRate }}