Địa điểm

Lầu 2, 103 Đồng Khởi, Quận 1, TPHCM

Thời gian

Mở cửa mỗi ngày 10:00 AM

Thông tin

BỨC HÌNH VẪN CÒN ĐÓ
Những tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập Post Vidai 


Thời gian triển lãm: Ngày 22.06 - Ngày 22.08, 2017
Nói chuyện với nghệ sĩ: Thứ Năm, ngày 22.06 từ 17:30 - 19:00
Khai mạc: Thứ Năm, ngày 22.06 từ 19:00 - 21:00


Post Vidai và Địa Projects hân hạnh giới thiệu triển lãm "Bức hình vẫn còn đó", với các tác phẩm nhiếp ảnh, tranh và video được chọn lọc từ bộ sưu tập Post Vidai. Một số tác phẩm, như WTC ở 4 thời khắc của Đinh Q. Lê (2014), AK-47 vs. M16 (2015) của The Propeller Group và Mây hóa thánh (2012-2015) của Phương Linh, sẽ lần đầu tiên ra mắt công chúng Việt Nam. Triển lãm gồm 8 cá nhân và nhóm nghệ sĩ Việt Nam đang lên và đã thành danh: Đinh Q. Lê, Hoàng Dương Cầm, Howard Henry Chen, Lê Quý Tông, Nguyễn Hồng Ngọc (Ngọc Nâu), Phương Linh, The Propeller Group và Võ An Khánh. 

Nhắc đến nhiếp ảnh, khi một tấm ảnh được chụp, nó đóng băng một khoảnh khắc. Khoảnh khắc này sẽ đại diện vĩnh viễn cho một góc nhìn về hiện thực mà người cầm máy muốn lưu lại. Susan Sontag tranh luận rằng, các tấm ảnh chụp là ‘memento mori’ (tiếng Latinh, tạm dịch là: hãy nhớ rằng bạn rồi sẽ chết) – sự chết, khi chúng ‘chứng giám cho sự tan biến không ngừng nghỉ của thời gian’. Thực tế cho thấy các nghệ sĩ thị giác đã sử dụng nhiếp ảnh như một cách phản chiếu, phân tích, hư cấu hoá, thậm chí làm sai đi hiện thực. Bức hình vẫn còn đó là một triển lãm về sự đa dạng trong cách nghệ sĩ sử dụng nhiếp ảnh, vừa mang tính ẩn dụ vừa trong việc can thiệp vật lý với chất liệu này. Tính chính trị của nhiếp ảnh thể hiện rõ qua thẩm mỹ của nó và quá trình kiến tạo nên thẩm mỹ đó: ví dụ như việc kéo dãn độ dài khoảnh khắc diễn ra trong chưa đầy 1 giây của một hình ảnh khủng bố thành 6 phút; bóp méo một cách chủ ý những bức ảnh lịch sử để xoá bỏ bối cảnh ban đầu của nó; hoặc lưu giữ đường bay của 2 viên đạn trong một khối thạch đông. 

Bức hình vẫn còn mãi là một triển lãm thể hiện bề dày sưu tập của Post Vidai, khi chỉ với một phương thức nghệ thuật ‘nhiếp ảnh’, ta có thể được cảm nhận và chiêm nghiệm qua nhiều góc độ khác nhau. Triển lãm hi vọng đưa người xem trải nghiệm những thế giới quan sắc sảo và thơ mộng, đến từ sự mở rộng vô tận của nhiếp ảnh nói riêng và nghệ thuật thị giác nói chung.

Triển lãm được lên ý tưởng và thực hiện bởi Arlette Quỳnh-Anh Trần, Giám đốc và Curator của Post Vidai.

*Tiêu đề trích dẫn từ chương đầu mang tên ‘Trong hang động Plato’ trong cuốn sách ‘Bàn về Nhiếp ảnh’ của Susan Sontag.


 

Bộ kit

Đơn vị tổ chức

 

Về Post Vidai 

Thành lập năm 1994, Post Vidai là bộ sưu tập độc đáo chuyên tập trung vào sự phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam. ‘Vidai’, hay là ‘vĩ đại’ trong tiếng Việt, được dùng phổ biến trong các áp phích tuyên truyền trước kia. Việc sử dụng cụm từ này trong tên gọi của bộ sưu tập như một cách chơi chữ hài hước về việc chọn mua các hoạt động nghệ thuật kể từ sau chính sách Đổi Mới – cuộc cải cách kinh tế diễn ra vào cuối thập niên 80. Với các tác phẩm nghệ thuật đang sở hữu, Post Vidai tham vọng tạo ra một miền tưởng tượng giữa không gian và thời gian phản ánh lịch sử, đồng thời hướng về một tương lai sáng lạn cho Việt Nam. Tên gọi ‘Post Vidai’ cũng nêu bật mối quan tâm đặc thù của bộ sưu tập – thế hệ hậu Đổi Mới, khi nghệ thuật đương đại bắt đầu được thực hành và thảo luận ở Việt Nam. 

 

{{ e('comment') }} ({{ totalComments }})

Avatar Default avatar
FB avatar
{{ comment.name }}
{{ timeAgo(comment.created_at) }}
{{ comment.content }}
Close

{{ defaultRate }}